Trẻ khóc đêm có tác hại gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Mẹ tham khảo ý kiến từ các Chuyên gia ở bài viết dưới đây nhé!
Tác hại nguy hiểm khi trẻ khóc đêm liên tục kéo dài
- Ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ
- Một em bé khi mới sinh, não bộ mới chỉ phát triển được 25% và não sẽ phát triển gấp 3 lần trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục khóc đêm, các tế bào thần kinh sẽ kém phát triển liên kết liên kết, kết hợp với đó sự trao đổi thông tin giữa hai bán cầu não cũng bị ức chế, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ.
- Theo TS. Margot Sunderland (Giám đốc trung tâm giáo dục và đào tạo về sức khỏe trẻ em tại Anh): Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng từ các yếu tố gây kích thích. Những trẻ khi ngủ hay khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý
- Khóc đêm có tác hại rõ rệt nhất với tâm lý trẻ có lẽ phải kể đến: trẻ mệt mỏi, cáu kỉnh, em bé không chịu bú mẹ, trẻ lớn suy giảm khả năng giao tiếp.
- Theo báo cáo của tạp chí Y Khoa Archive of Disease in Childhood (Anh): trong 3 tháng đầu đời, trẻ thường xuyên khóc đêm có nguy cơ cao gặp các vấn đề về rối loạn cảm xúc trong đó có: trầm cảm, lo âu, không kiểm soát được hành vi,… khi bước vào tuổi vị thành niên.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất
- Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, trong thời gian ngủ hormone tăng trưởng GH tiết ra gấp 4 lần so với khi thức. Điều đó vô cùng quý giá với sự phát triển cân nặng, chiều cao cũng như trí não. Trẻ khóc đêm nhiều, giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ bỏ mất quãng “thời gian vàng” này, do đó con có nguy cơ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa. Cùng với đó là sự ảnh hưởng tới sức đề kháng, trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong giai đoạn đầu đời
- Khóc đêm dữ dội, liên tục có thể khiến trẻ bị ức chế hô hấp, ngưng thở làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ. Đây chính là tác hại khóc đêm đáng ngại nhất mẹ cần hết sức lưu ý.
- Ngoài ra, việc trẻ khóc đêm, thiếu ngủ cũng gián tiếp bắt buộc mẹ phải liên tục bế chăm bé, khiến mẹ căng thẳng mệt mỏi và thậm chí khiến sữa mẹ bị giảm đi cho tới mất sữa.
Trẻ khóc đêm – giải pháp xử trí giúp mẹ
Bế con lên hoặc bọc trẻ lại
Đây là 2 cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả giúp trẻ hết khóc đêm.
- Mẹ hãy bế con lên và đung đưa dỗ dành qua lại. Những chuyển động nhịp nhàng này có thể làm con bớt khó chịu và đưa bé vào giấc ngủ.
- Dùng chăn mỏng bọc lấy bé, tạo cảm giác thoải mái quen thuộc như khi con còn nằm trong bụng mẹ. Từ từ con sẽ cảm thấy an toàn và ngừng khóc.
Quan sát và đừng dỗ con ngay lập tức
Trừ khi trẻ khóc dữ dội bất thường, khóc đêm kéo dài nguy hiểm,… thì với những trường hợp còn lại, tiếng khóc của con có thể là phản ứng tự nhiên khi chuyển từ giấc ngủ nông sang sâu và sau đó con có thể ổn định trở lại.
Do vậy, đừng quá nôn nóng đánh thức bé dậy để vỗ về, mẹ có thể theo dõi thêm và chỉ can thiệp khi con khóc quá mức.
Điều này cũng giúp tránh tạo cho con thói quen xấu hay quấy khóc về sau.
Chú ý âm thanh, nhiệt độ phòng
Một trong những điều mẹ cần đảm bảo là tránh nhiệt độ phòng ngủ thay đổi quá nhiều, quá nóng, quá lạnh vì điều này có thể khiến con khó ngủ, hay tỉnh giấc quấy khóc.
Bên cạnh đó, tạo ra các âm thanh nhẹ nhàng như các lời hát ru, hay “tiếng ồn trắng” cũng có tác dụng làm dịu và giúp trẻ hết khóc đêm hiệu quả
Được trình bày tại Hội thảo Giấc ngủ an toàn cho trẻ 2019 vừa qua, Soki Tium đã cung cấp một hướng đi mới an toàn khi sử dụng nguyên liệu từ Sữa – nguồn thức ăn đầu đời trẻ để giúp con có giấc ngủ tự nhiên, khắc phục hiệu quả các tình trạng:
- Trẻ khóc đêm, quấy khóc nhiều dai dẳng không rõ nguyên nhân
- Con khó ngủ, hay giật mình tỉnh dậy, ngủ không sâu giấc
- Bé ngủ ngày thức đêm, giờ ngủ thất thường, …